ngochoangimsat
Administrator
Lắp đặt hệ thống giải trí đa phương tiện với Raspberry Pi chất lượng cao giá cực rẻ
Các cụ có muốn nghe nhạc LOSLESS, xem PHIM HD, nghe nhạc tất cả các loại đuôi, xem video tất cả các loại định dạng, Duyệt web, chơi game tiêu khiển trên ô tô lúc chờ ai đó? - Đây là nơi các cụ sẽ tìm thấy câu trả lời cho việc đó với chi phí không thể thấp hơn và chất lượng không thể tốt hơn. Tất cả đều tự tay các cụ làm, không phải trả tiền cho ai cả
Hầu hết các hệ thống giải trí trên xe hơi hiện tại đang bị giới hạn rất lớn bởi cấu hình phần cứng của các DVD hiện tại dù là loại đắt tiền hay rẻ tiền. Nói một cách khác thì một chiếc máy tính có thể đáp ứng tất cả nhu cầu giải trí của các cụ (nghe nhạc, xem phim, chơi game các thể loại với trình giả lập hoặc game viết cho nền tảng của chính hệ điều hành đang chạy trên chiếc máy tính đó). Vấn đề ở đây là gì khiến máy tính chưa thay thế DVD trên xe hơi? - Câu trả lời đó là kích thước và sự tiện lợi khi sử dụng đã ngăn cản nó trở thành một phần không thể thiếu trên xe hơi.
Xuất phát từ những ý tưởng xây dựng hệ thống âm thanh, hình ảnh cực rẻ mà vẫn đáp ứng được chất lượng cực cao cho hệ thống ăn chơi trên ô tô. Nay cháu xin tạo thớt này để hầu các cụ. Với kinh nghiệm 5 năm liền đọc sách kỹ thuật điện tử và 10 năm làm việc cùng máy tính và tìm hiểu về công nghệ thông tin, bài viết của cháu sẽ đủ dễ hiểu để các cụ có kiến thức ít nhất về tin học và điện tử vẫn có thể làm theo một cách dễ dàng.
Bài cháu viết sẽ bao gồm nhiều tùy chọn cho một hệ thống đa phương tiện trên xe hơi để phù hợp với mọi nhu cầu và điều kiện thực tế của từng cụ. Nội dung bao gồm:
1. Giới thiệu sơ qua về máy tính Raspberry Pi
2. Xây dựng hệ thống giải trí trên xe (thậm chí giải trí dùng trong phòng khách gia đình luôn chứ ko chỉ là xe)
Dưới đây là một vài kiểu lắp dựng cháu đưa ra ý tưởng. Tùy điều kiện của các cụ mà có thể lắp nhiều cách khác nhau. Miễn là đạt mục đích cái Pi nó phải có ít nhất một màn hình để còn nhìn được mà điều khiển nó. Đường tiếng ra của Pi thì nối vào đường tiếng vào của xe để phát ra loa trên xe.
2.1. Hệ thống giải trí cơ bản
Phần này sẽ trình bày cách xây dựng một hệ thống giải trí trên xe với chi phí thất nhất (khoảng tầm 1,3tr hoàn chỉnh) cho các xe đã có sẵn màn hình dvd. Yêu cầu DVD phải có đường vào AV, muốn biết có hay không thì xem trên giao diện phần mềm, nếu thấy cái như hình khoanh đỏ ở dưới nghĩa là DVD có đường VIDEO IN
2.1.1. Mua sắm nguyên vật liệu
- Mua Raspberry Pi (là máy tính nhỏ xíu)
- Mua cáp kết nối hình và tiếng từ Pi ra màn hình và loa trên xe
2.1.2. Cài đặt máy tính Raspberry Pi
- Copy hệ điều hành vào thẻ nhớ
- Kết nối Pi với màn hình, chuột và bàn phím như máy tính bình thường
- Cắm thẻ vào Pi, cắm nguồn và cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình
- Sau khi cài xong thì dùng luôn, thích cắm Pi vào màn nào hay loa naò đều được
2.1.3. Cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi
Phần này cháu hướng dẫn các cụ cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi. Có hai phương án làm điều khiển từ xa cho Raspberry Pi như sau (chọn 1 trong 2):
Cách 1- Dùng điện thoại, máy tính bảng làm điều khiển: Hệ điều hành IOS và ANDROID đều cho phần mềm điều khiển cho XBMC, các cụ chỉ cần vào Appstore (với IOS) hoặc vào GooglePlay (Android) tìm với từ khóa XBMC nó sẽ hiện ra cái phần mềm XBMC Remote Control mà cài. Phương án này cả điện thoại và Rasberry Pi phải cùng nối vào một mạng lan vì nó điều khiển qua mạng lan chứ không phải qua hồng ngoại.
Cách 2- Dùng điều khiển hồng ngoại: phần này cháu hướng dẫn các cụ dạy Raspberry Pi học các nút điều khiển của một bàn điều khiển bất kỳ mà các cụ kiếm được để tận dụng các điều khiển cũ (của Tivi, đầu VCD, DVD, Điều hòa....) cho việc điều khiển để tiết kiệm tiền và tăng tính dễ dùng. Cụ nào chỉ cần dùng bàn phím và chuột thì bỏ qua mục 2.1.3 này. Chỉ làm hai mục trên là cụ đã hoàn thành. Công việc gồm:
- Mua mắt thu hồng ngoại
- Kết nối mắt thu với Pi
- Dạy Pi nhớ các nút của bàn điều khiển
2.2. Hệ thống giải trí nâng cao
Phần này trình bày xây dựng hệ thống giải trí ở mức chi phí lớn hơn với màn hình riêng cho Raspberry Pi chi phí sẽ rơi vào khoảng tầm dưới 3tr. Cách làm giống hệt mục 2.1, chỉ là mua thêm một cái màn hình rời khoảng 1,3 tr (có cảm ứng). Sau đó cài Driver cho cái màn cảm ứng bằng đĩa đi kèm theo màn hình (hoặc yêu cầu người bán màn hình trợ giúp- vì màn hình cháu đề xuất được người bán nói là có driver cho Pi).
2.3. Hệ thống giải trí hoàn chỉnh
Phần này sẽ trình bày một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm:
- Raspberry Pi B+ (trọn bộ): giá thị trường khoảng 1.250.000 VND
- Màn hình phía trước (nếu chưa có): giá thị trường khoảng 1.350.000VND
- Màn hình cho cả 2 ghế sau: Mỗi màn 1.350.000VND x 2 màn = 2.700.000 VND
- Bàn phím và chuột Rii i8 Mini 2.4GHz Wireless Touchpad Keyboard: giá thị trường khoảng 500.000 VND
- Cạc âm thanh cực chất, giá thị trường khoảng700.000 VND
- USB wifi nano cực nhỏ để cho Pi kết nối vào mạng wifi, giá trên thị trường khoảng 150.000-180.000 VND:
- Router 3G WiFi BUFFALO BF-01B phát từ sim 3G ra wifi để vào mạng internet, xem youtube... Nếu không cắm sim 3G thì có thể dùng làm Router kết nối điện thoại và Pi để cài phần mềm điều khiển từ xa cho Pi trên điện thoại. Cái này có pin chạy thực tế được 9 tiếng. Có sạc cắm cổng châm thuốc trên xe. Kích thước của nó chỉ bằng bao thuốc lá. Giá thị trường khoảng 1.100.000VND
----------------------------------------------------
Tổng thiệt hại khoảng ~5,5tr là đủ bộ (nếu chưa có màn phía trước thì ~6,6tr). Tất nhiên tùy nhu cầu của các cụ mà thêm hoặc bớt các thành phần bên trên.
----------------------------------------------------
2.4. Thay đổi toàn bộ kết cấu hệ thống âm thanh trên xe với Pi
Phần này sẽ giới thiệu một bài viết của một người nước ngoài đã thay đổi toàn bộ hệ thống xe của mình để các cụ mợ tham khảo và biết được Pi có thể làm được những gì trên xe. Công việc bao gồm:
- Chế màn cảm ứng cho Pi
- Thay Pi cho DVD nguyên bản
- Đấu nối dây, camera lùi
- Cài phần mềm dẫn đường trên Pi (phần mềm dành cho hệ điều hành Linux, có bản đồ khắp thế giới, cả việt nam, cách tải bản đồ và cài đặt trên trang tham khảo có hướng dẫn)
3. Các thiết lập, cấu hình hữu ích trên Raspberry Pi
- Để phát nhạc, phim tự động mỗi lần bật xe cho con pi này cụ xem tại đây:
http://forum.kodi.tv/showthread.php?tid=157120
- Mặc định Raspberry Pi có thể giải mã bằng phần cứng các phim HD dùng code H.264 (yên tâm là hầu hết video và phim HD bây giờ là H264), còn các code MPEG-2 (là file phim gốc trên các đĩa DVD) chỉ giải mã bằng phần mềm (chạy chậm), muốn nó giải mã bằng phần cứng cho mượt thì mua code unlock (giá chỉ khoảng đâu đấy 100.000VND thôi ạ), hướng dẫn mua code từ trang chủ của Raspberry Pi xem tại đây: http://www.howtogeek.com/137654/how-to-add-mpeg-2-and-vc-1-video-codec-support-to-your-raspberry-pi/
Các bài tiếp theo cháu sẽ đi vào chi tiết hướng dẫn từng phần. Các cụ/mợ vui lòng đọc các bài kế tiếp bên dưới
1. Giới thiệu sơ qua về máy tính Raspberry Pi
Tìm hiểu chi tiêt về Raspberry Pi các cụ mợ có thể đọc thêm ở đây
https://www.tinhte.vn/threads/raspberry-pi-nang-cap-model-b-voi-b-them-2-cong-usb-tang-so-chan-gpio-gon-hon-gia-khong-doi-35.2327257/
Cháu tóm lại cho các cụ đọc và hiểu nhanh về nó như sau:
Raspberry Pi (phiên bản hiện tại là Raspberry Pi B+) là một máy tính siêu nhỏ, chỉ bé bằng cái thẻ tín dụng (thẻ ATM). Nó có các thứ sau:
- 4 cổng USB
- Một khe thẻ nhớ microSD để cài hệ điều hành
- Một cổng 3.5" (chuẩn của giắc cắm tai nghe đó) có 4 chân trong đó gồm : Mass, Video, Kênh tiếng Trái và kênh tiếng Phải
- Một cổng HDMI (cổng này đưa hình và tiếng ra các loại màn hình LCD bây giờ)
- 40 Chân GPIO cho phép giao tiếp với rất nhiều thứ (cái này chúng ta chỉ dùng để kết nối mắt thu điều khiển từ xa thôi, các ứng dụng khác dành cho các cụ hiểu lập trình)
- Một cổng kết nối với các màn hình cảm ứng (Cổng có chữ J4 Display ấy). Cái đó các cụ mợ chưa cần quan tâm vội. Dành cho ai có kỹ thuật sâu hơn một tý
- CPU AMR có xung nhịp 700MHz và 512MB RAM.
- GPU (cạc màn hình tích hợp trong chíp BCM2835) hỗ trợ chơi cực mượt phim HD 1900x1080
- Tiêu thụ năng lượng cực ít (nguồn có thể dùng ngay từ tẩu thuốc lá trên xe), nó chỉ tiêu thụ công suất 0,5 - 1 W), điện áp vào 5V, dòng cần lớn hơn 700mA . Có thể dùng sạc điện thoại làm nguồn
Giá bán ở nước ngoài 35USD (trần chuồng - chỉ có mỗi bo mạch), giá bán ở Việt Nam 890.000 VND (trần chuồng) hoặc 1.250.000 VND (bao gồm nguồn nuôi, thẻ nhớ 8Gb class10, Case - case là cái vỏ cho con Raspberry Pi)
Ngoài Raspbery Pi hiện nay trên thị trường còn có Banana Pi với cấu hình mạnh hơn rất nhiều (gần như gấp đôi Raspbery Pi) và chạy được cả Android KITKAT. Banana Pi các cụ mợ có thể tham khảo tại đây http://www.bananapi.com/ tại Việt Nam thấy có báo giá khoảng 1,2tr
2. Xây dựng hệ thống giải trí trên xe
2.1. Hệ thống giải trí cơ bản
2.1.1. Mua sắm nguyên vật liệu (tổng chi chi khoảng 1,2-1,3 triệu tùy các cụ có sẵn gì rồi và mua gì)
- Một bộ Raspberry Pi B+ Starter KIT: 1.250.000 VND . Các cụ có thể mua của trang này:
ht*p://raspberrypi.vn/shop/mach-raspberry-pi/bo-raspberry-pi-b-starter-kit
Pi khi đã hết trần chuồng- Cáp chuyển giắc 3.5" 4 chân ra Video + Audio L + Audio R như hình dưới, mua ở các cửa hàng bán đồ điện tử giá khoảng trên dưới 10.000 VND (cáp này làm nhiệm vụ lấy hình và tiếng từ Pi ra màn ngoài hình và loa ngoài - như màn trên xe hoặc loa trên xe chẳng hạn)
- Trên các hệ thống Audio CD hoặc DVD có sẵn của ô tô bao giờ cũng có đường vào AUX để cắm giắc tiếng vào, nếu nó dùng giắc 3,5 cho đường vào tiếng thì các cụ mua cáp hoặc giắc chuyển tương ứng để cắm vào. Màn hình DVD trên xe cũng có đường vào Video ở phía sau DVD ấy, hãy tự tìm hiểu cái DVD của các cụ. Dưới đây là sơ đồ chân ở mặt sau của DVD xe KIA K3 (DVD theo xe mã hiệu Caska CA172-R4). Đầu ra của Pi nối vào đầu vào của cái cáp tên là "Dây A đầu vào AV"- đó chính là đường AV IN.
2.1.2. Cài đặt máy tính Raspberry Pi (Thống nhất từ nay gọi tắt là Pi cho nó ngắn gọn nhé)
2.1.2.1. Công tác làm trên máy tính
B1- Cắm thẻ nhớ vào máy tính
B2- Tải phần mềm định dạng thẻ nhớ "SDFormatter" tại đây https://www.sdcard.org/downloads/formatter_4/eula_windows/ . Cài đặt và chạy nó để format thẻ
B3- Tải hệ điều hành cho Pi tại đây: http://downloads.raspberrypi.org/NOOBS_latest
B4- Giải nén nội dung file NOOBS_v1_3_10.zip đã tải về ở bước B3 vào thư mục gốc của thẻ nhớ
B5- Cắm thẻ nhớ vào Pi
Xem video hướng dẫn tại đây, cái này xem để biết cách làm chứ cái bo mạch của các cụ bản B+ trông nó khác với cái bo mạch trong video nhưng cách làm giống hệt: http://www.raspberrypi.org/help/noobs-setup/
2.1.2.2. Công tác làm trên Pi
- Kết nối cổng HDMI của Pi ra màn hình Tivi nhà các cụ hoặc màn hình máy tính hoặc cổng RCA (là cái cổng VIDEO từ giắc 3,5" ấy) ra tivi màn hình thường nhà các cụ. Tùy các cụ mợ có gì dùng nấy. Mục tiêu là có được cái màn hình để còn cài.
- Kết nối bàn phím, chuột (lấy của máy tính ấy) vào các cổng USB của Pi
- Cắm nguồn cho Pi và nó sẽ khởi động vào màn hình cài đặt.
- Xem thêm cách người ta làm tại đây:
tuy nhiên thay vì chọn Rasbian thì các cụ hãy chọn cái RaspBMC nhé, nó mới đích thực là cái các cụ cần. (các cụ cũng có thể mua nhiều thẻ nhớ, mỗi thẻ cài một hệ điều hành, sau này thích dùng hệ điều hành nào thì cắm thẻ đó vào - OK?)
- Sau khi cài xong giờ thì có thể đem nó gắn lên ô tô, cắm dây audio L và R vào đường Aux của xe, cắm giắc Video vào đường vào hình của đầu DVD.
- Đến bước này các cụ có thể dùng bàn phím và chuột điều khiển. Để dùng điều khiển từ xa cháu sẽ trình bày sau
- Với XBMC xem phim nghe nhạc đã lắm các cụ ạ (cụ nào cài XBMC trên máy tính rồi thì biết nó đẹp thế nào - bộ cài cho máy tính http://kodi.tv/download/). Cụ nào mạnh tay thì mua thêm cái ổ cứng SSD về mà copy phim dùng trên ô tô đi đường sóc không hại ổ như các loại ổ cứng thường. Còn dùng ít thì cứ cắm USB vào cái cổng USB của Pi mà xài.
XBMC
2.1.3. Cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi
2.1.3.1. Phương án cài phần mềm biến điện thoại thành điều khiển từ xa
+ Phần mềm điều khiển cho android: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.leetzone.android.yatsewidgetfree
+ Phần mềm điều khiển cho ios: https://itunes.apple.com/us/app/unofficial-official-xbmc-remote/id520480364?ls=1&mt=8
Tất cả đều là phần mềm miễn phí
+ Để dùng điện thoại làm điều khiển thì tốt nhất là đặt IP tĩnh cho con Pi, nếu để IP động mỗi lần khởi động nó lại có một IP khác thì điện thoại lại phải đặt lại IP cho phân mềm điều khiển gây mất thời gian và bất tiện. Cách đặt IP tĩnh cho Pi như sau:
- Trong XBMC, vào Programs → Raspbmc settings → Wired network configuration.
- Hủy dấu tích ở tùy chọn Automatic DHCP.
- Nhập địa chỉ tĩnh vào ô địa chỉ IP. Tùy theo dãy IP của rounter là gì mà đặt IP vào đây Ví dụ 192.168.0.50
- Cuộn xuống và tích vào tùy chọn Update Now. Raspbmc sẽ mất vài giây để cập nhật thiết lập mới.
Các hệ điều hành đều có phần mềm để điều khiển cho XBMC, trong bài này cháu hướng dẫn cài cho hệ điều hành android. Thực sự các cụ sẽ rất ngạc nhiên về cái tính năng tuyệt vời này
- Vào Google Play từ điện thoại rồi tìm với từ khóa "Yatse" - đây là phần mềm cháu đánh giá tuyệt vời. Trang chủ của nó là http://yatse.leetzone.org/redmine/projects/androidwidget
- Cài đặt, nó là phần mềm miễn phí
- Chạy phần mềm sau khi cài xong, nó sẽ hỏi các cụ tìm máy chủ xbmc hãy theo hướng dẫn của nó đến đoạn điền IP và Port cho nó. IP và PORT là IP của chính cái con Pi đấy (như trường hợp trên là 192.168.0.50). Tại mục điền IP và Port bên cạnh có dấu "? " hãy bấm vào đó nó sẽ dẫn đến trang web hướng dẫn các cụ tìm các số IP và Port cho XBMC. Điền vào là điều khiển được thôi. Cái này hay lắm
2.1.3.2. Phương án dùng điều khiển hồng ngoại
Bên này http://hdvietnam.meo4.info/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/652975-raspberry-pi-toan-tap-tu-z.html có cụ hướng dẫn rồi, nhưng cháu tin nhiều cụ trên này đọc rất khó hiểu (tất nhiên cũng rất nhiều cụ hiểu) nên từ từ cháu sẽ viết lại cho tất cả các cụ và đặc biệt là các mợ thấy hứng thú và dễ làm hơn. Ngoài ra hướng dẫn bên đó là cho phiên bản bo mạch cũ, bo mạch mới chân cẳng thay đổi rồi ko làm y nguyên thế được. Một điều nữa, cái cụ ở bài bên hdvietnam kia đi copy trên web mà không hiểu rõ bản chất linh kiện, đấu sai chân cũng không biết vì cái hình đó bọn nước ngoài nó dùng cảm biển hông ngoại khác, chân linh kiện cũng khác. Làm theo như vậy sao mà chạy được.
+ Linh kiện cần thiết:
- Cảm biến hồng ngoại (infra receiver) TSOP1138 chuyên dùng cho hệ thống thu phát điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại (điều khiển Tivi, máy lạnh, đầu CD, VCD, DVD, Brulay...). Người Hà nội thì ra chợ trời, người Sài Gòn thì ra chợ Nhật Tảo, người tỉnh lẻ vui lòng cạy ra từ các đồ điện tử cũ nếu không tìm được nguồn mua. DataSheet của con TSOP1138 này thì đây: http://www.tme.eu/en/Document/213c4ebb2582904f1727edcc1fb3f404/tsop11.pdf hãy nhìn thẳng mặt nó đếm từ trái qua phải như sau: Chân 1 là Mass (chân bên trái), Chân 2 (chân giữa) nối vào nguồn 3-5V, Chân 3 (bên phải) là tín hiệu ra. Cái này cháu giải thích thêm thôi, các cụ mợ không cần quan tâm nếu như các cụ mợ kiếm được đúng cái cảm biến hồng ngoại như mã hiệu cháu yêucaaiu. Còn nếu kiếm được mã hiệu khác phải xem datasheet của nó để hiểu mà còn nối đúng chân.
- Điều khiển từ xa: Có thể tận dụng luôn điều khiển của DVD trên ô tô hoặc các loại điều khiển mà các cụ kiếm được miễn là nó còn chạy. Không thì chi tiền ra mua cái điều khiển bất kỳ. Nhưng cháu tin kiếm cái điều khiển cũ là việc làm quá dễ bây giờ chứ ko cần mua.
+ Đấu nối:
Trước hết xem xét qua sơ đồ của 40 cái chân GPIO như hình dưới. Đừng lo lắng nếu các cụ / mợ không hiểu gì, cháu không cần các cụ /mợ hiểu. Cháu trình bày cho nó có đầu có cuối thôi. Giải pháp cuối cùng chỉ là nối chân nào vào chân nào ai cũng làm được khi có hướng dẫn.
Phương án chuẩn là đấu như sau:
- Chân 1 của TSOP1138 (Chân GND - gọi là chân mát) -> đấu vào chân số 6 của GPIO (Chân này nối mát)
- Chân 2 của TSOP1138 (Chân Vs - gọi là chân nguồn) -> đấu vào chân số 1 của GPIO (chân này cấp điện +3,3V)
- Chân 3 của TSOP1138 (Chân Out - gọi là chân tín hiệu ra của mắt thu hồng ngoại) -> đấu vào chân số 12 của GPIO. Chân này là GIPO18 (PCM_CLK) - Chân nhận xung điều chế độ rộng
+ Cài đặt điều khiển và dạy Pi học các nút
Đây là phần phức tạp hơn cả, đề nghị các cụ theo sát, làm cẩn thận . Chỉ làm một lần thôi, sau này dùng mãi (vì với mỗi loại điều khiển sau khi học xong nó lưu thành một file dữ liệu, có thể chia sẻ các file này cho nhau để khỏi phải làm hoặc để dùng lại). Phần này cháu chưa làm ngay được vì cháu cũng cần mua một bộ về làm thực tế mới hướng dẫn sát được chứ các bài trên mạng khó hiểu lắm và nó dùng cho mạch cũ nên không thể tự ngồi nghĩ ra cách làm mà ko có thực tế được ở phần này. Trước mắt các cụ tạm dùng bàn phím và chuột đã.
2.2. Hệ thống giải trí nâng cao
Hệ thống này được xây dựng giống như phần "2.1. Hệ thống giải trí cơ bản" tuy nhiên sẽ lắp thêm một màn hình hiển thị (dùng khi xe chưa có màn hình hoặc đang có một màn hình DVD nhưng DVD đã cũ và quá nghèo nàn về tính năng). Có 2 phương án khác nhau để làm cái này:
2.2.1. Phương án 1: Chế màn hình cảm ứng thay thế cho cái DVD hiện có
- Chỉ cần mua một màn hình cùng mạch điều khiển mới sau đó tháo DVD ra, bỏ màn hình đi rồi dùng lại cái vỏ của DVD hiện tại. Màn hình cảm ứng cùng mạch điều khiển mua ở đây (các cụ cứ ra ngân hàng làm cái thẻ master Card là mua được trên mạng nước ngoài thôi). Mạch điều khiển có đường vào HDMI nên có thể kết nối với Pi đơn giản:
http://www.sainsmart.com/7-inch-tft-lcd-monitor-for-raspberry-pi-touch-screen-driver-board-hdmi-vga-2av.html
- Cách đấu nối thế này:
- Xong hết thì lựa cho vào trong cái DVD cũ (gọi là thay ruột) là xong. Cần khéo tay hay làm.
// lưu ý//
Các cụ có thể tận dụng lại màn LCD hiện có nếu biết cách đấu nối và mua mạch điều khiển rời về. Nó gồm mạch điều khiển LCD và mạch inventer để thắp sáng cái đèn nền cho màn LCD (cái mạch inventor cho đèn nền làm nhiệm vụ kích điện 5v-12v lên khoảng 600V thắp cái đèn tuýp nhỏ xíu dưới nền LCD - nó nhỏ xíu như ngón tay thôi). Còn với các màn LCD có cáp trùng với giắc cắm trên Pi (có cái giắc dẹt dẹt trên pi cháu đã nói ở phần trước rồi đó) thì không cần mua mạch điều khiển cho màn LCD. Chỉ mua inventor cho đèn nền (cái inventor này các cửa hàng sửa chữa laptop bán 50k một mạch đa năng)
2.2.2. Phương án 2: Mua một màn hình rời hoàn chỉnh, có đường vào Video RCA hoặc HDMI
Phương án này đơn giản và gọn nghẹ, chỉ cần cắm cáp video hoặc hdmi từ Pi vào màn hình là xong.
Có rất nhiều loại màn hình với đủ các kích cỡ khác nhau trên thị trường đáp ứng điều này. Pi nó chấp hết, chỉ cần có đường vào để cắm cáp. Dưới đây là một ứng viên điển hình cho xe mà cháu đề xuất (loại này có cảm ứng):
Trang web bán h-tp://hshop.vn/man-hinh-7-inch-rca-hdmi-vga-cam-ung
Giá 1,35tr (có cảm ứng) hoặc 1,05 tr (không cảm ứng). Cảm ứng cắm xuống đường USB của Pi, cài driver xong thì dùng được cảm ứng.
Như vậy tổng thiệt hai khi làm theo giải pháp này chưa đến 3tr gồm cả màn hình và Pi
2.3. Hệ thống giải trí hoàn chỉnh
Chỉ cần mua một cáp chia tín hiệu để dẫn hình đến tất cả các màn hình trên xe. Tiếng thì cho ra loa trên xe qua cổng AUX
Tham khảo mô hình lắp đặt: http://makezine.com/projects/raspberry-pi-car-computer-2/
+ Màn hình cho hàng ghế sau:
- Loại mua sẵn với tựa đầu: http://vietnamese.alibaba.com/product-gs/7-inch-headrest-dvd-car-tft-lcd-monitor-for-back-seat-entertainment-60107315259.html
- Loại tự chế vào tựa đầu hiện tại (có thể dùng màn hình như mục 2.2.2 để chế vào đây):
Video phần 1:
Video phần 2:
Video phần 3:
+ Màn hình lắp phía trước xe (có thể dùng màn hình như mục 2.2.2 để chế vào đây)
- Vài Video chế:
- Loại mua sẵn: http://vietnamese.alibaba.com/product-gs/7-inch-tft-lcd-color-monitor-with-3-video-input-60082363203.html
- Loại phải tự chế thêm: http://www.buydisplay.com/default/7-inch-lcd-screen-tft-display-module-wvga-800x480-at070tn90-at070tn92
+ Card âm thanh chất lượng cao DAC cho ra cả đường cổng quang
http://www.hifiberry.com/digiplus/
+ Bàn phím + chuột tất cả trong 1 rất đẹp (dùng cái này rồi thì không cần điều khiển từ xa nữa)
http://www.amazon.com/Rii-Wireless-Touchpad-Keyboard-Android/dp/B00JO80LUI
2.4. Thay đổi toàn bộ kết cấu hệ thống âm thanh trên xe với Pi
Cái này khá khó làm với những cụ mợ không rành về kỹ thuật điện tử nên các cụ mợ ngó qua xem người ra có thể làm gì với Pi là chính. Ai đam mê thì nghiên cứu.
- Bài thứ 1 tại đây:
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/2013/08/car-pc-projectaugust-2013-update.html
- Bài thứ 2 tại đây:
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/2014/04/raspberry-pi-carpc-april-2014-updates.html
- Bài cập nhật tháng 11/2014
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/
Các cụ có muốn nghe nhạc LOSLESS, xem PHIM HD, nghe nhạc tất cả các loại đuôi, xem video tất cả các loại định dạng, Duyệt web, chơi game tiêu khiển trên ô tô lúc chờ ai đó? - Đây là nơi các cụ sẽ tìm thấy câu trả lời cho việc đó với chi phí không thể thấp hơn và chất lượng không thể tốt hơn. Tất cả đều tự tay các cụ làm, không phải trả tiền cho ai cả
Hầu hết các hệ thống giải trí trên xe hơi hiện tại đang bị giới hạn rất lớn bởi cấu hình phần cứng của các DVD hiện tại dù là loại đắt tiền hay rẻ tiền. Nói một cách khác thì một chiếc máy tính có thể đáp ứng tất cả nhu cầu giải trí của các cụ (nghe nhạc, xem phim, chơi game các thể loại với trình giả lập hoặc game viết cho nền tảng của chính hệ điều hành đang chạy trên chiếc máy tính đó). Vấn đề ở đây là gì khiến máy tính chưa thay thế DVD trên xe hơi? - Câu trả lời đó là kích thước và sự tiện lợi khi sử dụng đã ngăn cản nó trở thành một phần không thể thiếu trên xe hơi.
Xuất phát từ những ý tưởng xây dựng hệ thống âm thanh, hình ảnh cực rẻ mà vẫn đáp ứng được chất lượng cực cao cho hệ thống ăn chơi trên ô tô. Nay cháu xin tạo thớt này để hầu các cụ. Với kinh nghiệm 5 năm liền đọc sách kỹ thuật điện tử và 10 năm làm việc cùng máy tính và tìm hiểu về công nghệ thông tin, bài viết của cháu sẽ đủ dễ hiểu để các cụ có kiến thức ít nhất về tin học và điện tử vẫn có thể làm theo một cách dễ dàng.
Bài cháu viết sẽ bao gồm nhiều tùy chọn cho một hệ thống đa phương tiện trên xe hơi để phù hợp với mọi nhu cầu và điều kiện thực tế của từng cụ. Nội dung bao gồm:
1. Giới thiệu sơ qua về máy tính Raspberry Pi
2. Xây dựng hệ thống giải trí trên xe (thậm chí giải trí dùng trong phòng khách gia đình luôn chứ ko chỉ là xe)
Dưới đây là một vài kiểu lắp dựng cháu đưa ra ý tưởng. Tùy điều kiện của các cụ mà có thể lắp nhiều cách khác nhau. Miễn là đạt mục đích cái Pi nó phải có ít nhất một màn hình để còn nhìn được mà điều khiển nó. Đường tiếng ra của Pi thì nối vào đường tiếng vào của xe để phát ra loa trên xe.
2.1. Hệ thống giải trí cơ bản
Phần này sẽ trình bày cách xây dựng một hệ thống giải trí trên xe với chi phí thất nhất (khoảng tầm 1,3tr hoàn chỉnh) cho các xe đã có sẵn màn hình dvd. Yêu cầu DVD phải có đường vào AV, muốn biết có hay không thì xem trên giao diện phần mềm, nếu thấy cái như hình khoanh đỏ ở dưới nghĩa là DVD có đường VIDEO IN
2.1.1. Mua sắm nguyên vật liệu
- Mua Raspberry Pi (là máy tính nhỏ xíu)
- Mua cáp kết nối hình và tiếng từ Pi ra màn hình và loa trên xe
2.1.2. Cài đặt máy tính Raspberry Pi
- Copy hệ điều hành vào thẻ nhớ
- Kết nối Pi với màn hình, chuột và bàn phím như máy tính bình thường
- Cắm thẻ vào Pi, cắm nguồn và cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình
- Sau khi cài xong thì dùng luôn, thích cắm Pi vào màn nào hay loa naò đều được
2.1.3. Cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi
Phần này cháu hướng dẫn các cụ cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi. Có hai phương án làm điều khiển từ xa cho Raspberry Pi như sau (chọn 1 trong 2):
Cách 1- Dùng điện thoại, máy tính bảng làm điều khiển: Hệ điều hành IOS và ANDROID đều cho phần mềm điều khiển cho XBMC, các cụ chỉ cần vào Appstore (với IOS) hoặc vào GooglePlay (Android) tìm với từ khóa XBMC nó sẽ hiện ra cái phần mềm XBMC Remote Control mà cài. Phương án này cả điện thoại và Rasberry Pi phải cùng nối vào một mạng lan vì nó điều khiển qua mạng lan chứ không phải qua hồng ngoại.
Cách 2- Dùng điều khiển hồng ngoại: phần này cháu hướng dẫn các cụ dạy Raspberry Pi học các nút điều khiển của một bàn điều khiển bất kỳ mà các cụ kiếm được để tận dụng các điều khiển cũ (của Tivi, đầu VCD, DVD, Điều hòa....) cho việc điều khiển để tiết kiệm tiền và tăng tính dễ dùng. Cụ nào chỉ cần dùng bàn phím và chuột thì bỏ qua mục 2.1.3 này. Chỉ làm hai mục trên là cụ đã hoàn thành. Công việc gồm:
- Mua mắt thu hồng ngoại
- Kết nối mắt thu với Pi
- Dạy Pi nhớ các nút của bàn điều khiển
2.2. Hệ thống giải trí nâng cao
Phần này trình bày xây dựng hệ thống giải trí ở mức chi phí lớn hơn với màn hình riêng cho Raspberry Pi chi phí sẽ rơi vào khoảng tầm dưới 3tr. Cách làm giống hệt mục 2.1, chỉ là mua thêm một cái màn hình rời khoảng 1,3 tr (có cảm ứng). Sau đó cài Driver cho cái màn cảm ứng bằng đĩa đi kèm theo màn hình (hoặc yêu cầu người bán màn hình trợ giúp- vì màn hình cháu đề xuất được người bán nói là có driver cho Pi).
2.3. Hệ thống giải trí hoàn chỉnh
Phần này sẽ trình bày một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm:
- Raspberry Pi B+ (trọn bộ): giá thị trường khoảng 1.250.000 VND
- Màn hình phía trước (nếu chưa có): giá thị trường khoảng 1.350.000VND
- Màn hình cho cả 2 ghế sau: Mỗi màn 1.350.000VND x 2 màn = 2.700.000 VND
- Bàn phím và chuột Rii i8 Mini 2.4GHz Wireless Touchpad Keyboard: giá thị trường khoảng 500.000 VND
- Cạc âm thanh cực chất, giá thị trường khoảng700.000 VND
- USB wifi nano cực nhỏ để cho Pi kết nối vào mạng wifi, giá trên thị trường khoảng 150.000-180.000 VND:
- Router 3G WiFi BUFFALO BF-01B phát từ sim 3G ra wifi để vào mạng internet, xem youtube... Nếu không cắm sim 3G thì có thể dùng làm Router kết nối điện thoại và Pi để cài phần mềm điều khiển từ xa cho Pi trên điện thoại. Cái này có pin chạy thực tế được 9 tiếng. Có sạc cắm cổng châm thuốc trên xe. Kích thước của nó chỉ bằng bao thuốc lá. Giá thị trường khoảng 1.100.000VND
Tổng thiệt hại khoảng ~5,5tr là đủ bộ (nếu chưa có màn phía trước thì ~6,6tr). Tất nhiên tùy nhu cầu của các cụ mà thêm hoặc bớt các thành phần bên trên.
----------------------------------------------------
2.4. Thay đổi toàn bộ kết cấu hệ thống âm thanh trên xe với Pi
Phần này sẽ giới thiệu một bài viết của một người nước ngoài đã thay đổi toàn bộ hệ thống xe của mình để các cụ mợ tham khảo và biết được Pi có thể làm được những gì trên xe. Công việc bao gồm:
- Chế màn cảm ứng cho Pi
- Thay Pi cho DVD nguyên bản
- Đấu nối dây, camera lùi
- Cài phần mềm dẫn đường trên Pi (phần mềm dành cho hệ điều hành Linux, có bản đồ khắp thế giới, cả việt nam, cách tải bản đồ và cài đặt trên trang tham khảo có hướng dẫn)
3. Các thiết lập, cấu hình hữu ích trên Raspberry Pi
- Để phát nhạc, phim tự động mỗi lần bật xe cho con pi này cụ xem tại đây:
http://forum.kodi.tv/showthread.php?tid=157120
- Mặc định Raspberry Pi có thể giải mã bằng phần cứng các phim HD dùng code H.264 (yên tâm là hầu hết video và phim HD bây giờ là H264), còn các code MPEG-2 (là file phim gốc trên các đĩa DVD) chỉ giải mã bằng phần mềm (chạy chậm), muốn nó giải mã bằng phần cứng cho mượt thì mua code unlock (giá chỉ khoảng đâu đấy 100.000VND thôi ạ), hướng dẫn mua code từ trang chủ của Raspberry Pi xem tại đây: http://www.howtogeek.com/137654/how-to-add-mpeg-2-and-vc-1-video-codec-support-to-your-raspberry-pi/
Các bài tiếp theo cháu sẽ đi vào chi tiết hướng dẫn từng phần. Các cụ/mợ vui lòng đọc các bài kế tiếp bên dưới
1. Giới thiệu sơ qua về máy tính Raspberry Pi
Tìm hiểu chi tiêt về Raspberry Pi các cụ mợ có thể đọc thêm ở đây
https://www.tinhte.vn/threads/raspberry-pi-nang-cap-model-b-voi-b-them-2-cong-usb-tang-so-chan-gpio-gon-hon-gia-khong-doi-35.2327257/
Cháu tóm lại cho các cụ đọc và hiểu nhanh về nó như sau:
Raspberry Pi (phiên bản hiện tại là Raspberry Pi B+) là một máy tính siêu nhỏ, chỉ bé bằng cái thẻ tín dụng (thẻ ATM). Nó có các thứ sau:
- 4 cổng USB
- Một khe thẻ nhớ microSD để cài hệ điều hành
- Một cổng 3.5" (chuẩn của giắc cắm tai nghe đó) có 4 chân trong đó gồm : Mass, Video, Kênh tiếng Trái và kênh tiếng Phải
- Một cổng HDMI (cổng này đưa hình và tiếng ra các loại màn hình LCD bây giờ)
- 40 Chân GPIO cho phép giao tiếp với rất nhiều thứ (cái này chúng ta chỉ dùng để kết nối mắt thu điều khiển từ xa thôi, các ứng dụng khác dành cho các cụ hiểu lập trình)
- Một cổng kết nối với các màn hình cảm ứng (Cổng có chữ J4 Display ấy). Cái đó các cụ mợ chưa cần quan tâm vội. Dành cho ai có kỹ thuật sâu hơn một tý
- CPU AMR có xung nhịp 700MHz và 512MB RAM.
- GPU (cạc màn hình tích hợp trong chíp BCM2835) hỗ trợ chơi cực mượt phim HD 1900x1080
- Tiêu thụ năng lượng cực ít (nguồn có thể dùng ngay từ tẩu thuốc lá trên xe), nó chỉ tiêu thụ công suất 0,5 - 1 W), điện áp vào 5V, dòng cần lớn hơn 700mA . Có thể dùng sạc điện thoại làm nguồn
Giá bán ở nước ngoài 35USD (trần chuồng - chỉ có mỗi bo mạch), giá bán ở Việt Nam 890.000 VND (trần chuồng) hoặc 1.250.000 VND (bao gồm nguồn nuôi, thẻ nhớ 8Gb class10, Case - case là cái vỏ cho con Raspberry Pi)
Ngoài Raspbery Pi hiện nay trên thị trường còn có Banana Pi với cấu hình mạnh hơn rất nhiều (gần như gấp đôi Raspbery Pi) và chạy được cả Android KITKAT. Banana Pi các cụ mợ có thể tham khảo tại đây http://www.bananapi.com/ tại Việt Nam thấy có báo giá khoảng 1,2tr
2. Xây dựng hệ thống giải trí trên xe
2.1. Hệ thống giải trí cơ bản
2.1.1. Mua sắm nguyên vật liệu (tổng chi chi khoảng 1,2-1,3 triệu tùy các cụ có sẵn gì rồi và mua gì)
- Một bộ Raspberry Pi B+ Starter KIT: 1.250.000 VND . Các cụ có thể mua của trang này:
ht*p://raspberrypi.vn/shop/mach-raspberry-pi/bo-raspberry-pi-b-starter-kit
Pi khi đã hết trần chuồng
2.1.2. Cài đặt máy tính Raspberry Pi (Thống nhất từ nay gọi tắt là Pi cho nó ngắn gọn nhé)
2.1.2.1. Công tác làm trên máy tính
B1- Cắm thẻ nhớ vào máy tính
B2- Tải phần mềm định dạng thẻ nhớ "SDFormatter" tại đây https://www.sdcard.org/downloads/formatter_4/eula_windows/ . Cài đặt và chạy nó để format thẻ
B4- Giải nén nội dung file NOOBS_v1_3_10.zip đã tải về ở bước B3 vào thư mục gốc của thẻ nhớ
B5- Cắm thẻ nhớ vào Pi
Xem video hướng dẫn tại đây, cái này xem để biết cách làm chứ cái bo mạch của các cụ bản B+ trông nó khác với cái bo mạch trong video nhưng cách làm giống hệt: http://www.raspberrypi.org/help/noobs-setup/
2.1.2.2. Công tác làm trên Pi
- Kết nối cổng HDMI của Pi ra màn hình Tivi nhà các cụ hoặc màn hình máy tính hoặc cổng RCA (là cái cổng VIDEO từ giắc 3,5" ấy) ra tivi màn hình thường nhà các cụ. Tùy các cụ mợ có gì dùng nấy. Mục tiêu là có được cái màn hình để còn cài.
- Kết nối bàn phím, chuột (lấy của máy tính ấy) vào các cổng USB của Pi
- Cắm nguồn cho Pi và nó sẽ khởi động vào màn hình cài đặt.
- Xem thêm cách người ta làm tại đây:
- Sau khi cài xong giờ thì có thể đem nó gắn lên ô tô, cắm dây audio L và R vào đường Aux của xe, cắm giắc Video vào đường vào hình của đầu DVD.
- Đến bước này các cụ có thể dùng bàn phím và chuột điều khiển. Để dùng điều khiển từ xa cháu sẽ trình bày sau
- Với XBMC xem phim nghe nhạc đã lắm các cụ ạ (cụ nào cài XBMC trên máy tính rồi thì biết nó đẹp thế nào - bộ cài cho máy tính http://kodi.tv/download/). Cụ nào mạnh tay thì mua thêm cái ổ cứng SSD về mà copy phim dùng trên ô tô đi đường sóc không hại ổ như các loại ổ cứng thường. Còn dùng ít thì cứ cắm USB vào cái cổng USB của Pi mà xài.
XBMC
2.1.3. Cài đặt điều khiển từ xa cho Raspberry Pi
2.1.3.1. Phương án cài phần mềm biến điện thoại thành điều khiển từ xa
+ Phần mềm điều khiển cho android: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.leetzone.android.yatsewidgetfree
+ Phần mềm điều khiển cho ios: https://itunes.apple.com/us/app/unofficial-official-xbmc-remote/id520480364?ls=1&mt=8
Tất cả đều là phần mềm miễn phí
+ Để dùng điện thoại làm điều khiển thì tốt nhất là đặt IP tĩnh cho con Pi, nếu để IP động mỗi lần khởi động nó lại có một IP khác thì điện thoại lại phải đặt lại IP cho phân mềm điều khiển gây mất thời gian và bất tiện. Cách đặt IP tĩnh cho Pi như sau:
- Trong XBMC, vào Programs → Raspbmc settings → Wired network configuration.
- Hủy dấu tích ở tùy chọn Automatic DHCP.
- Nhập địa chỉ tĩnh vào ô địa chỉ IP. Tùy theo dãy IP của rounter là gì mà đặt IP vào đây Ví dụ 192.168.0.50
- Cuộn xuống và tích vào tùy chọn Update Now. Raspbmc sẽ mất vài giây để cập nhật thiết lập mới.
Các hệ điều hành đều có phần mềm để điều khiển cho XBMC, trong bài này cháu hướng dẫn cài cho hệ điều hành android. Thực sự các cụ sẽ rất ngạc nhiên về cái tính năng tuyệt vời này
- Vào Google Play từ điện thoại rồi tìm với từ khóa "Yatse" - đây là phần mềm cháu đánh giá tuyệt vời. Trang chủ của nó là http://yatse.leetzone.org/redmine/projects/androidwidget
- Cài đặt, nó là phần mềm miễn phí
- Chạy phần mềm sau khi cài xong, nó sẽ hỏi các cụ tìm máy chủ xbmc hãy theo hướng dẫn của nó đến đoạn điền IP và Port cho nó. IP và PORT là IP của chính cái con Pi đấy (như trường hợp trên là 192.168.0.50). Tại mục điền IP và Port bên cạnh có dấu "? " hãy bấm vào đó nó sẽ dẫn đến trang web hướng dẫn các cụ tìm các số IP và Port cho XBMC. Điền vào là điều khiển được thôi. Cái này hay lắm
2.1.3.2. Phương án dùng điều khiển hồng ngoại
Bên này http://hdvietnam.meo4.info/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/652975-raspberry-pi-toan-tap-tu-z.html có cụ hướng dẫn rồi, nhưng cháu tin nhiều cụ trên này đọc rất khó hiểu (tất nhiên cũng rất nhiều cụ hiểu) nên từ từ cháu sẽ viết lại cho tất cả các cụ và đặc biệt là các mợ thấy hứng thú và dễ làm hơn. Ngoài ra hướng dẫn bên đó là cho phiên bản bo mạch cũ, bo mạch mới chân cẳng thay đổi rồi ko làm y nguyên thế được. Một điều nữa, cái cụ ở bài bên hdvietnam kia đi copy trên web mà không hiểu rõ bản chất linh kiện, đấu sai chân cũng không biết vì cái hình đó bọn nước ngoài nó dùng cảm biển hông ngoại khác, chân linh kiện cũng khác. Làm theo như vậy sao mà chạy được.
+ Linh kiện cần thiết:
- Cảm biến hồng ngoại (infra receiver) TSOP1138 chuyên dùng cho hệ thống thu phát điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại (điều khiển Tivi, máy lạnh, đầu CD, VCD, DVD, Brulay...). Người Hà nội thì ra chợ trời, người Sài Gòn thì ra chợ Nhật Tảo, người tỉnh lẻ vui lòng cạy ra từ các đồ điện tử cũ nếu không tìm được nguồn mua. DataSheet của con TSOP1138 này thì đây: http://www.tme.eu/en/Document/213c4ebb2582904f1727edcc1fb3f404/tsop11.pdf hãy nhìn thẳng mặt nó đếm từ trái qua phải như sau: Chân 1 là Mass (chân bên trái), Chân 2 (chân giữa) nối vào nguồn 3-5V, Chân 3 (bên phải) là tín hiệu ra. Cái này cháu giải thích thêm thôi, các cụ mợ không cần quan tâm nếu như các cụ mợ kiếm được đúng cái cảm biến hồng ngoại như mã hiệu cháu yêucaaiu. Còn nếu kiếm được mã hiệu khác phải xem datasheet của nó để hiểu mà còn nối đúng chân.
+ Đấu nối:
Trước hết xem xét qua sơ đồ của 40 cái chân GPIO như hình dưới. Đừng lo lắng nếu các cụ / mợ không hiểu gì, cháu không cần các cụ /mợ hiểu. Cháu trình bày cho nó có đầu có cuối thôi. Giải pháp cuối cùng chỉ là nối chân nào vào chân nào ai cũng làm được khi có hướng dẫn.
Phương án chuẩn là đấu như sau:
- Chân 1 của TSOP1138 (Chân GND - gọi là chân mát) -> đấu vào chân số 6 của GPIO (Chân này nối mát)
- Chân 2 của TSOP1138 (Chân Vs - gọi là chân nguồn) -> đấu vào chân số 1 của GPIO (chân này cấp điện +3,3V)
- Chân 3 của TSOP1138 (Chân Out - gọi là chân tín hiệu ra của mắt thu hồng ngoại) -> đấu vào chân số 12 của GPIO. Chân này là GIPO18 (PCM_CLK) - Chân nhận xung điều chế độ rộng
+ Cài đặt điều khiển và dạy Pi học các nút
Đây là phần phức tạp hơn cả, đề nghị các cụ theo sát, làm cẩn thận . Chỉ làm một lần thôi, sau này dùng mãi (vì với mỗi loại điều khiển sau khi học xong nó lưu thành một file dữ liệu, có thể chia sẻ các file này cho nhau để khỏi phải làm hoặc để dùng lại). Phần này cháu chưa làm ngay được vì cháu cũng cần mua một bộ về làm thực tế mới hướng dẫn sát được chứ các bài trên mạng khó hiểu lắm và nó dùng cho mạch cũ nên không thể tự ngồi nghĩ ra cách làm mà ko có thực tế được ở phần này. Trước mắt các cụ tạm dùng bàn phím và chuột đã.
2.2. Hệ thống giải trí nâng cao
Hệ thống này được xây dựng giống như phần "2.1. Hệ thống giải trí cơ bản" tuy nhiên sẽ lắp thêm một màn hình hiển thị (dùng khi xe chưa có màn hình hoặc đang có một màn hình DVD nhưng DVD đã cũ và quá nghèo nàn về tính năng). Có 2 phương án khác nhau để làm cái này:
2.2.1. Phương án 1: Chế màn hình cảm ứng thay thế cho cái DVD hiện có
- Chỉ cần mua một màn hình cùng mạch điều khiển mới sau đó tháo DVD ra, bỏ màn hình đi rồi dùng lại cái vỏ của DVD hiện tại. Màn hình cảm ứng cùng mạch điều khiển mua ở đây (các cụ cứ ra ngân hàng làm cái thẻ master Card là mua được trên mạng nước ngoài thôi). Mạch điều khiển có đường vào HDMI nên có thể kết nối với Pi đơn giản:
http://www.sainsmart.com/7-inch-tft-lcd-monitor-for-raspberry-pi-touch-screen-driver-board-hdmi-vga-2av.html
- Cách đấu nối thế này:
[YOUTUBE]
- Xong hết thì lựa cho vào trong cái DVD cũ (gọi là thay ruột) là xong. Cần khéo tay hay làm.
// lưu ý//
Các cụ có thể tận dụng lại màn LCD hiện có nếu biết cách đấu nối và mua mạch điều khiển rời về. Nó gồm mạch điều khiển LCD và mạch inventer để thắp sáng cái đèn nền cho màn LCD (cái mạch inventor cho đèn nền làm nhiệm vụ kích điện 5v-12v lên khoảng 600V thắp cái đèn tuýp nhỏ xíu dưới nền LCD - nó nhỏ xíu như ngón tay thôi). Còn với các màn LCD có cáp trùng với giắc cắm trên Pi (có cái giắc dẹt dẹt trên pi cháu đã nói ở phần trước rồi đó) thì không cần mua mạch điều khiển cho màn LCD. Chỉ mua inventor cho đèn nền (cái inventor này các cửa hàng sửa chữa laptop bán 50k một mạch đa năng)
2.2.2. Phương án 2: Mua một màn hình rời hoàn chỉnh, có đường vào Video RCA hoặc HDMI
Phương án này đơn giản và gọn nghẹ, chỉ cần cắm cáp video hoặc hdmi từ Pi vào màn hình là xong.
Có rất nhiều loại màn hình với đủ các kích cỡ khác nhau trên thị trường đáp ứng điều này. Pi nó chấp hết, chỉ cần có đường vào để cắm cáp. Dưới đây là một ứng viên điển hình cho xe mà cháu đề xuất (loại này có cảm ứng):
Giá 1,35tr (có cảm ứng) hoặc 1,05 tr (không cảm ứng). Cảm ứng cắm xuống đường USB của Pi, cài driver xong thì dùng được cảm ứng.
Như vậy tổng thiệt hai khi làm theo giải pháp này chưa đến 3tr gồm cả màn hình và Pi
2.3. Hệ thống giải trí hoàn chỉnh
Chỉ cần mua một cáp chia tín hiệu để dẫn hình đến tất cả các màn hình trên xe. Tiếng thì cho ra loa trên xe qua cổng AUX
Tham khảo mô hình lắp đặt: http://makezine.com/projects/raspberry-pi-car-computer-2/
+ Màn hình cho hàng ghế sau:
- Loại mua sẵn với tựa đầu: http://vietnamese.alibaba.com/product-gs/7-inch-headrest-dvd-car-tft-lcd-monitor-for-back-seat-entertainment-60107315259.html
- Loại tự chế vào tựa đầu hiện tại (có thể dùng màn hình như mục 2.2.2 để chế vào đây):
Video phần 1:
+ Màn hình lắp phía trước xe (có thể dùng màn hình như mục 2.2.2 để chế vào đây)
- Vài Video chế:
- Loại mua sẵn: http://vietnamese.alibaba.com/product-gs/7-inch-tft-lcd-color-monitor-with-3-video-input-60082363203.html
- Loại phải tự chế thêm: http://www.buydisplay.com/default/7-inch-lcd-screen-tft-display-module-wvga-800x480-at070tn90-at070tn92
+ Card âm thanh chất lượng cao DAC cho ra cả đường cổng quang
+ Bàn phím + chuột tất cả trong 1 rất đẹp (dùng cái này rồi thì không cần điều khiển từ xa nữa)
2.4. Thay đổi toàn bộ kết cấu hệ thống âm thanh trên xe với Pi
Cái này khá khó làm với những cụ mợ không rành về kỹ thuật điện tử nên các cụ mợ ngó qua xem người ra có thể làm gì với Pi là chính. Ai đam mê thì nghiên cứu.
- Bài thứ 1 tại đây:
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/2013/08/car-pc-projectaugust-2013-update.html
- Bài thứ 2 tại đây:
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/2014/04/raspberry-pi-carpc-april-2014-updates.html
- Bài cập nhật tháng 11/2014
http://www.engineering-diy.blogspot.ro/